THÀNH VIÊN VIP
Khi đăng kí tài khoản Live và giao dịch qua sự giới thiệu của chúng tôi,các bạn sẽ được hướng dẫn mọi thủ tục liên quan đến tài khoản, hỗ trợ nhanh qua điện thoại và chat _Chiến lược giao dịch Vàng-Forex ( Các cặp chính-phụ cập nhật theo sát diễn biến thị trường ( chiến lược lướt sóng,trung và dài hạn )[Xem thêm...]
Người Trung Quốc hy vọng gì từ đồng Nhân dân tệ mạnh hơn? |
Ngày 31/12/2010, Trung Quốc nâng giá đồng Nhân dân tệ lệ 6,6227 NDT/USD tăng 24% giá trị kể từ khi tỷ giá cố định hủy bỏ vào tháng 7/2005.
Mức cao kỷ luc mà đồng tiền của Trung Quốc đạt so với đồng USD trong ngày giao dịch cuối cùng của năm 2010 có giá trị tượng trưng rất lớn. Tuy nhiên, vai trò mở ra và sự gia tăng kỳ vọng của đồng nhân dân tệ cho thấy những thay đổi đáng kể hơn.
Sự tăng trưởng của Trung Quốc với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có thể là sự kiện quốc tế đáng chú ý nhất trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Và mặc dù điều này không thể nói lên được Trung Quốc sẽ thay thế Mỹ để là nền kinh tế lớn nhất trong thập kỷ mới, thì sự gia tăng dần dần của Nhân dân tệ vẫn sẽ là một chủ đề được quan tâm trong những năm 2010 khi Bắc Kinh thay đổi tình hình tăng trưởng kinh tê phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư tiêu thụ nội địa.
Tỷ giá hối đoái của đồng Nhân dân tệ đã tăng mức cao kỷ lục lên 6,6227 NDT/USD vào ngày 31/12, đánh dấu không chỉ 3% mức tăng giá của đồng Nhân dân tệ trong năm 2010 mà còn là mức gia tăng hơn 24% kể từ khi tỷ giá hối đoái cố định bị hủy bỏ vào tháng 7/2005.
Trong nước, việc tăng giá đồng Nhân dân tệ gửi đến người dân một thông điệp rõ ràng rằng chính quyền Trung Quốc quyết tâm chống lạm phát bằng mọi giá. Lạm phát tại Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong vòng 28 tháng với 5,1% trong tháng Mười một, tiếp thêm mối lo ngại giá cả có thể tăng cao hơn nữa và làm giảm bớt sức mua.
Tuy nhiên, bằng cách nâng giá Nhân dân tệ so với USD trong 11 ngày liên tiếp vào cuối năm 2010, việc hoạch định chính sách của Chính phủ Trung Quốc đã vượt qua được mối quan ngại một đồng Nhân dân tệ được định giá cao có thể gây tổn thương lớn đến các nhà xuất khẩu trong nước và thể hiện tầm quan trọng của động thái này trong việc kiềm chế lạm phát.
Xét trên trường quốc tế, việc định giá đồng Nhân dân tệ lại cho thấy cái nhìn thiển cận, nếu không nói là vô trách nhiệm của những người đã luôn đổ lỗi rằng tiền tệ Trung Quốc gây nên sự mất cân đối cho kinh tế thế giới.
Với quy mô của kinh tế Trung Quốc, việc định giá lại đồng Nhân dân tệ đã được tiến hành một cách kịp thời, đúng mức. Nếu tăng giá quá nhanh và bất thường tiền tệ của một trong những nền kinh tế chủ chốt vào đúng thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng toàn cầu có thể sẽ khiến việc điều chỉnh sự mất cân đối kinh tế thế giới trở nên không ổn định và mang tính tiêu cực.
Sự định giá lại đồng Nhân dân tệ có thể đã bị lấn lướt bởi mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI. Tuy nhiên, việc dần dần định giá lại tiền tệ của chính phủ Trung Quốc cũng là điều phù hợp với xu thế chuyển đổi mô hình tăng trưởng mà nước này hướng đến. Trung Quốc đã cố gắng trong nhiều năm để thúc đẩy tiêu dùng trong nước và biến điều đó thành một yếu tố chính trong tăng trưởng kinh tế, nhưng bước tiến về mặt này là không tương xứng với độ vênh đáng kể tỷ giá hối đoái trong lợi ích của người tiêu dùng Trung Quốc và người xuất khẩu.
Người ta hy vọng rằng, tình hình sẽ khác trong thập kỷ mới khi các nhà chức trách vạch ra kế hoạch phát triển 5 năm tiếp theo nhằm theo đuổi một sự tăng trưởng bền vững, được thúc đẩy chủ yếu bởi tiêu dùng trong nước. Như vậy, có khả năng đồng Nhân dân tệ sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trong
Sản xuất của Mỹ tăng tốc nhanh nhất 7 tháng trở lại |
Hoạt động sản xuất tại Mỹ trong tháng 12/2010 đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất 7 tháng, thúc đẩy các dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang nâng cao các động lực phát triển của mình.
Chỉ số sản suất ISM leo lên mức 57 trong tháng trước từ mức 56,6 của tháng 11. Chỉ số này khpws với những dự đoán trước đó theo khảo sát của Bloomberg với các nhà kinh tế học.
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đi lên với lợi suất trái phiếu chính phủ giảm giữa những dự đoán tăng trưởng của Mỹ sẽ tiếp tục được củng cố trong đầu năm 2011, cải thiện viễn cảnh của thị trường việc làm.
Gia tăng chi tiêu từ người tiêu dùng Mỹ cũng như hoạt động đầu tư kinh doanh giúp dẫn dắt sự cải thiện hoạt động sản xuất tại các nhà máy, đóng góp khoảng 11% cho nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Nhà kinh tế trưởng của Action Economics LLC tại Boulder, Mike Englund cho rằng “Khu vực sản xuất đang tăng trưởng với tốc độ nhanh, và được tiếp sức bởi cả nhu cầu nội địa lẫn tăng trưởng xuất khẩu. Sự phục hồi của nền kinh tế sẽ được nâng đỡ bởi nhóm ngành sản xuất.”
Cựu Thống Đốc Cục Dự Trữ Frederic Mishkin đã nhận định trong khi ngân hàng trung ương của Mỹ sẽ hoàn thành chương trình thu mua trái phiếu để giúp hỗ trợ cho nền kinh tế, sẽ không xảy ra một chương trình tương tự lần thứ 3.
“Thực tế rằng nền kinh tế đã khỏe lại hiện nay biến khả năng chúng ta có thể chứng kiến QE3 trở nên nhỏ hơn”.
Một báo cáo kinh tế khác cho thấy chi tiêu xây dựng trong tháng 11 đã tăng tháng thứ ba liên tiếp, một phần nhờ vào các dự án của chính phủ liên bang. Bộ Thương Mại cho biết chi tiêu xây dựng tăng 0,4% trong tháng 11 sau khi tăng 0,7% trong tháng 10.
Sản xuất Trung Quốc tăng trưởng chững lại do chịu tác động chính sách |
Báo cáo mới nhất từ chính phủ Trung Quốc cho thấy lợi nhuận của các công ty thuộc nhóm ngành công nghiệp trong 11 tháng đầu năm 2010 đạt 585 tỷ USD.
Tháng 12/2010, tăng trưởng của lĩnh vực sản xuất Trung Quốc chậm lại bởi chính phủ Trung Quốc thắt chặt chính sách tiền tệ và theo đuổi các mục tiêu tiết kiệm năng lượng cũng như giảm ô nhiễm.
HSBC Holdings và Markit Economics công bố chỉ số PMI của lĩnh vực sản xuất Trung Quốc giảm xuống mức 54,4 trong tháng 12/2010 từ mức 55,3 của tháng 11/2010. Con số này được điều chỉnh với yếu tố mùa vụ và mức trên 50 cho thấy sự tăng trưởng.Lợi nhuận doanh nghiệp cao và việc hàng loạt công ty mở rộng công việc kinh doanh sẽ có thể giúp sản xuất tăng trưởng nhanh ngay cả khi chính phủ Trung Quốc thắt thặt quản lý tăng trưởng tín dụng.
Morgan Stanley và JP Morgan Chase dự báo lãi suất cơ bản sẽ tăng ít nhất 2 lần trong nửa đầu năm 2011 sau lần tăng gần nhất vào ngày 25/12/2010, đợt nâng lãi suất lần thứ 2 tính từ khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Ông Stephen Schwartz, chuyên gia kinh tế trưởng tại Banco Bilbao Vizcaya Argentaria SA, nhận xét: “Chúng tôi không kỳ vọng các biện pháp thắt chặt sẽ tạo ra ảnh hưởng tiêu cực lên triển vọng tăng trưởng. Kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn vững vàng trong năm 2011.”
Chỉ số PMI do HSBC và Markit Economics được thực hiện dựa trên khảo sát đối với hơn 4320 công ty và cho thấy chỉ báo về hoạt động này trong lĩnh vực sản xuất. Báo cáo về chỉ số PMI của chính phủ Trung Quốc được công bố ngày 01/01/2011.
Báo cáo mới nhất từ chính phủ Trung Quốc cho thấy lợi nhuận của các công ty thuộc nhóm ngành công nghiệp trong 11 tháng đầu năm 2010 đạt 585 tỷ USD.
Các nhà điều tiết chính sách tiền tệ Trung Quốc đã nâng lãi suất tỷ lệ dự trữ bắt buộc 6 lần, lãi suất cơ bản 2 lần trong năm nay để ngăn rủi ro từ lạm phát và hạn chế bong bóng tài sản trên thị trường bất động sản.
Ngọc Diệp
Theo Bloomberg
Theo Bloomberg