THÀNH VIÊN VIP

http://www.4xp-partners.com/uploads/media/0_affiliate_01.pngKhi đăng kí tài khoản Live và giao dịch qua sự giới thiệu của chúng tôi,các bạn sẽ được hướng dẫn mọi thủ tục liên quan đến tài khoản, hỗ trợ nhanh qua điện thoại và chat _Chiến lược giao dịch Vàng-Forex ( Các cặp chính-phụ cập nhật theo sát diễn biến thị trường ( chiến lược lướt sóng,trung và dài hạn )[Xem thêm...]

Vì sao đồng USD yếu đi?

Gain Capital | 11/26/2010 10:54:00 AM |

L

ý luận kinh tế vĩ mô nói đồng tiền yếu sẽ giúp một quốc gia tăng xuất khẩu và tạo ra nhiều việc làm hơn. Nhưng điều đó chưa chắc đúng với nước Mỹ, dù đồng USD liên tục giảm giá suốt thời gian qua.

Theo lời của Bộ trưởng tài chính Mỹ Timothy Geithner nói với Hãng tin Bloomberg ngày 11-11, sở dĩ đồng USD giảm giá trong những tháng qua là do các nhà đầu tư không còn coi đồng USD là một nơi trú ẩn an toàn nữa, chứ Washington không hề theo đuổi chính sách làm yếu đồng USD.

600 tỉ USD gây bất đồng căng thẳng

Nhận xét trên được đưa ra sau những chỉ trích kịch liệt từ phía Trung Quốc rằng việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) bơm thêm 600 tỉ USD vào nền kinh tế có thể “gây sốc” cho thị trường. Trước đó, Mỹ đã liên tục cáo buộc Trung Quốc giữ giá đồng nhân dân tệ thấp để có lợi thế về xuất khẩu.

Trên tờ Financial Times, cựu chủ tịch FED Alan Greenspan khẳng định Mỹ “đang theo đuổi một chính sách đồng tiền yếu đi”. Ngay lập tức, ông Geithner đáp lại: “Tôi đã có vinh dự được làm việc với ngài ấy trong nhiều năm, nhưng những nhận xét đó là không chính xác về chính sách của FED. Chúng tôi không làm yếu đồng tiền của mình như một công cụ để đạt được lợi thế cạnh tranh hay tăng trưởng kinh tế”.

Trong bài phỏng vấn đầu tiên của FED mới đây trên đài CNBC kể từ khi chính sách nới lỏng tiền tệ của tổ chức này vấp phải sự phản đối quyết liệt ở hội nghị G-20 tại Seoul, Hàn Quốc, giám đốc chi nhánh New York của FED Bill Dudley đã trả lời trực tiếp nhận xét của Bộ trưởng tài chính Đức Wolfgang Schaeuble cho rằng FED đang “cố tình hạ thấp trị giá đồng USD”:

“Tôi cho rằng nhận xét đó rất không có cơ sở vì mục tiêu của chính sách này rất đơn giản, nới lỏng bớt các điều kiện tài chính chứ không phải bơm thêm tiền vào nền kinh tế. Điều chúng tôi muốn làm là mua lại trái phiếu chính phủ với số lượng lớn, đưa số trái phiếu này ra khỏi thị trường để các nhà đầu tư tư nhân bỏ tiền vào các tài sản khác”.

Với tư cách chủ tịch FED New York, Dudley được cho là thường có quan điểm rất gần với chủ tịch FED Ben Bernanke. Tuy nhiên, Dudley cũng thừa nhận FED lẽ ra phải giải quyết vấn đề thông tin tốt hơn và đưa ra các lý do giải thích cho việc bỏ 600 tỉ USD mua trái phiếu chính phủ.

Xuất khẩu tăng nhưng việc làm không tăng


Trên New York Times, các doanh nhân và chuyên gia kinh tế nói dù đồng USD yếu đi phần nào khuyến khích xuất khẩu, nhưng do cách vận hành của các tập đoàn đa quốc gia nên khó đánh giá đồng tiền yếu đi giúp gia tăng việc làm.

Đây là một vấn đề trọng yếu đối với chính quyền Tổng thống Barack Obama, người đã đặt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tạo ra việc làm là trọng tâm trong chuyến công du châu Á 10 ngày của ông vừa qua. Ông Obama hi vọng mở rộng thương mại, tăng cường xuất khẩu sẽ giúp Mỹ giảm được tỉ lệ thất nghiệp cao và ở mức 9,6% suốt nhiều tháng qua.

Tuy nhiên, ngay cả khi đồng USD yếu đi, các công nhân Mỹ có thể vẫn chẳng nhận được gì nhiều. Rất nhiều hãng chế tạo hàng đầu của Mỹ, từ General Motors đến General Electric, hiện sản xuất ở ngay những nước họ bán hàng chứ không còn là những nhà xuất khẩu thuần túy. Điều này trên thực tế loại tỉ giá hối đoái ra khỏi bàn tính, bởi lẽ sản xuất ở nước nào thì họ sẽ dùng đồng tiền và nguồn lực ở nước đó.

Hơn thế nữa, các công ty xuất khẩu thật sự từ Mỹ thường mua các linh kiện, phụ kiện ở nước ngoài, nên lợi thế của việc đồng USD yếu đi đã được cân bằng với chi phí đầu vào cao hơn.

“Rất ít hãng cho rằng đồng USD yếu đi chỉ có tác động một chiều” - Martin Regalia, nhà kinh tế trưởng Phòng Thương mại Mỹ nói. Ngay cả khi một công ty nhận được thêm doanh thu từ tăng xuất khẩu không có nghĩa họ sẽ thuê thêm nhân công, bởi phần lớn hàng hóa xuất khẩu ở Mỹ là ở những ngành nghề không sử dụng nhiều lao động.

Những hãng xưởng khác có nhiều lao động vẫn còn hoạt động tại Mỹ là do họ quá nhỏ bé nên không thể chuyển việc sản xuất ra nước ngoài, nơi chi phí thấp hơn nhiều. Một đồng USD yếu hơn có thể giúp những hãng này phần nào, nhưng không giúp nước Mỹ tạo thêm một làn sóng việc làm mới.

“Ảnh hưởng đối với xuất khẩu ròng sẽ là một số dương, nhưng điều đó không có nghĩa có nhiều việc làm hơn. Bạn vẫn có thể thay thế con người bằng máy móc” - Daniel J. Meckstroth, nhà kinh tế trưởng Liên đoàn các nhà sản xuất, phân tích.

Theo nhà kinh tế Nigel Gault của IHS Global Insight, đồng USD đã giảm giá 31% so với một rổ tiền tệ chính yếu từ năm 2001. Tương ứng, xuất khẩu từ Mỹ tăng khoảng 45%, nhưng số việc làm trong ngành sản xuất lại giảm gần một phần ba trong thời gian đó, từ 16,4 triệu xuống còn 11,7 triệu.

Tính riêng từ đầu tháng 6-2010, đồng USD đã giảm giá 10% và thống kê cho thấy xuất khẩu từ Mỹ trong tháng 9 tăng khoảng 500 triệu USD, tương ứng với 0,3%, mức cao nhất trong hai năm qua.

Gary C. Hufbauer, chuyên gia tại Viện kinh tế học quốc tế Peterson (Washington), ước tính đồng USD giảm giá sẽ giúp Mỹ tăng xuất khẩu thêm 100 tỉ USD trong hai năm tới, tạo thêm khoảng 500.000 việc làm.

Ông nhận định con số đó là “không tệ”, nhưng cũng chưa thấm tháp vào đâu so với con số 15 triệu người thất nghiệp tại Mỹ hiện nay. Trong khi đó, số công nhân mà các công ty Mỹ đầu tư ra nước ngoài thuê mướn tại địa phương đã tăng gấp đôi trong giai đoạn 1989-2008, hiện khoảng 10,5 triệu lao động.

Các kinh nghiệm quá khứ cũng cho thấy riêng việc định giá đồng tiền không thay đổi được mất cân đối về thương mại hay tăng xuất khẩu. Việc hạ giá đồng USD so với đồng yen đã không thay đổi được thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật vào những năm 1980, theo một nghiên cứu vừa được Ngân hàng HSBC công bố tuần trước. Nhiều công ty Mỹ thông báo đồng USD yếu đi không giúp gì cho họ, kể cả trong lĩnh vực du lịch.

Trong một thị trường rất cạnh tranh và du khách có quá nhiều lựa chọn như hiện nay, chỉ riêng đồng tiền giảm giá không nhất thiết dẫn đến sự bùng nổ về du lịch. “Giá cả là một yếu tố, nhưng còn rất nhiều yếu tố khác nữa” - Carol Martinez, người phát ngôn Cục Du khách và du lịch Los Angeles, nói.


* Trao đổi với TTCT về sự kiện Mỹ nới lỏng chính sách tiền tệ, ông Huỳnh Thế Du, chuyên gia kinh tế của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright, nói: “Thật khó có thể đánh giá chính xác Mỹ có cố tình hạ giá đồng tiền để thúc đẩy xuất khẩu hay không. Tuy nhiên, nhìn chung việc làm đồng tiền giảm giá sẽ thúc đẩy xuất khẩu.

Tôi cũng xin lưu ý rằng sản xuất của các công ty Mỹ ngay tại thị trường bản địa, như nhà máy General Motors ở Trung Quốc, không phải là những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng lớn nhất. Những mảng nghiên cứu phát triển, dịch vụ, tài chính… mới là những ngành xuất khẩu lớn của Mỹ, có giá trị gia tăng lớn và việc giảm giá tương đối đồng tiền sẽ thúc đẩy xuất khẩu ở những ngành này”.

Lịch công bố các dữ liệu kinh tế

 
GFI Copyright © 2010 www.BantinForex.net is Designed by Yahoo! BantinForex